WordPress là gì? 6 điều quan trọng cần biết

WordPress là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nói một cách cơ bản, WordPress là cách phổ biến và đơn giản nhất để bất cứ ai đều có thể sở hữu cho mình một website hoặc blog riêng. Ở cấp độ kĩ thuật cao hơn chút thì WordPress là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở hay còn gọi là CMS.

Ở bài viết này, cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về WordPress và những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại nhé.

Wordpress là gì
Mục lục đọc nhanh
Chia sẻ trên Facebook
Chia sẻ trên LinkedIn
Email

1. WordPress là gì?

Để hiểu chi tiết WordPress là gì, bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn từ A-Z để hiểu cách làm và khái niệm cần biết.

Wordpress là gì

WordPress là gì?

Trước đây, wordpress là nơi bạn chia sẻ các bài blog miễn phí. Giờ đây wordpress là một hệ thống CMS tốt nhất để bạn tạo website tên miền riêng chuyên nghiệp. Đó là cách dễ nhất để làm website.

WordPress là nền tảng làm website dễ nhất và nhiều người sử dụng nhất trên thế giới (chiến 40%). Từ nhiều website lớn nhỏ trên thế giới cũng sử dụng wordpress.

CMS là gì?

Vậy CMS là gì? Đây là một hệ thống quản lí nội dung, thường được viết tắt là CMS, là phần mềm cho phép người dùng tạo, quản lí và chỉnh sửa nội dung trên trang web một cách dễ dàng mà không cần phải có bất cứ kiến thức chuyên ngành nào về kĩ thuật.

Nói một cách nôm na, hệ thống quản lí nội dung chính là công cụ giúp bạn xây dựng một website mà không cần phải viết code cho trang web đó, với đầy đủ các tính năng đa dạng từ tạo trang, chèn hình ảnh, viết và điều chỉnh văn bản,…

WordPress có miễn phí không?

Hệ thống CMS của WordPress là mã nguồn mở và do vậy nó hoàn toàn miễn phí. Đây là phần mềm vốn được cấp phép, do đó người dùng sẽ có mọi quyền liên quan đến việc sử dụng, xem, sửa đổi, chia sẻ và thậm chí bán phần mềm. Vì vậy, bất kì ai trong chúng ta cũng có thể tải xuống hoặc tùy chỉnh WordPress mà không hề mất phí.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn có 1 website tên miền riêng ví dụ kiemtienonlinehub.com thì phải trả các chi phí thêm như: phí hosting chứa dữ liệu website và mua tên miền của riêng bạn. WordPress cũng cung cấp những plugin và giao diện có phí giúp cho trang web của bạn đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn.

2. Sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com là gì?

Rất nhiều bạn nhầm giữa wordpress.org và wordpress.com nên quyết định chọn sai cách làm website, dẫn đến tốn tiền, và tốn công vô ích. Nên việc phân biệt 2 loại này là rất cần thiết cho người định tự làm website. 

  • WordPress.org – là phần miễn phí bạn tự cài vào website sau khi mua tên miền, hosting riêng.
  • WordPress.com – Cái bạn dùng hosting của chính wordpress, có các gói gồm giao diện, chứa sẵn hosting, mua theo gói basic, premium… có tính năng khác nhau.
Wordpress là gì

WordPress.org

Website wordpress vẫn là loại website được dùng nhiều nhất trên thế giới. Để làm website wordpress thì bạn phải mua tên miền, mua hosting chứa dữ liệu website trên một công ty hosting nào đó rồi cài wordpress vào. Cái bạn cài wordpress vào website như vậy là wordpress.org. 
Đa số ai làm website chuyên nghiệp thì sẽ sử dụng cách này. 

WordPress.com

WordPress.com là dịch vụ mà hosting bạn lưu trữ tại wordpress luôn, bạn không mua riêng từ công ty khác. Có dạng blog wordpress ví dụ nhung.wordpress.com thì là dạng blog miễn phí (giống kiểu blogspot.com).
Còn khi bạn mua gói trả tiền của wordpress.com tầm 8$/tháng thì sẽ có tên miền riêng miễn phí trong 1 năm không còn đuôi.wordpress.com nữa là đuôi là .com như website tên miền riêng và sẽ không có hiện quảng cáo wordpress trên web bạn như với blog miễn phí ở trên. Xem giá wordpress.com và các tính năng mỗi gói. 

Nên chọn phiên bản WordPress nào?

Với wordpress.org, hợp cho ai muốn làm website tên miền riêng chuyên nghiệp, cài giao diện gì mà bạn thích, có nhiều tính năng bạn muốn thêm và kiểm soát mọi thứ.

Với wordpress.com bản miễn phí thì hợp cho ai làm blog cho vui, không có mục đích kiếm tiền hay làm web chuyên nghiệp. Bản trả phí thì hơi bị giới hạn vì hosting thuộc wordpress, nhưng được cái bạn không phải cài hosting riêng vào website, đơn giản hơn. (Tuy nhiên cài wordpress vào hosting ngoài cũng rất dễ).

3. Themes và Plugins

Đã làm website là bạn cần phải có giao diện (theme) và plugin là các chức năng bạn muốn có thêm cho website. 

WordPress Themes

Theme là mẫu thiết kế giao diện của website. Đây là nơi cho phép bạn thay đổi, chỉnh sửa giao diện website theo ý muốn của bạn.

WordPress có hàng ngàn bộ giao diện miễn phí cho website nhưng thường theme miễn phí thì rất cơ bản và nhìn không đẹp. Nên ai muốn có website đẹp, và có nhiều tính năng phù hợp với lĩnh vực bạn muốn làm thì vẫn phải nên mua theme, giá theme tốt thường có giá từ 30-70$.

Xem thêm bài để tạo thành một website hoàn chỉnh cần những phần nào, chi phí ra sao. 

WordPress Plugins

Ngoài giao diện (Theme) của blog, WordPress còn có các plugin là các cái chèn thêm vào website để có nhiều tính năng bạn cần. Khi bạn muốn tích hợp một số chức năng cho website nhưng nó lại không có sẵn trong theme thì bắt buộc bạn phải dùng đến plugin hỗ trợ.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng plugin để tạo form đăng kí với khách hàng trên blog, tạo trang web đặt hàng, hệ thống đặt lịch hẹn... Với WordPress, không có gì là không thể.

4. Tại sao bạn nên sử dụng WordPress

Rất nhiều người nghĩ làm website là siêu khó, cần biết code, phải học IT rắc rối. Nhưng với website wordpress thì cực kỳ đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể tự làm website mà không cần kinh nghiệm gì về công nghệ cả. Lý do bạn nên dùng wordpress thay vì tất cả thể loại CMS khác hay kể cả các web từ Haravan… là vì:

Wordpress là gì

1. Dễ dàng

Lý do lớn nhất mà hầu hết người dùng hiện nay đều lựa chọn WordPress là vì nó vô cùng dễ sử dụng. Nếu trước đây, bạn từng có ý định tạo ra một trang web của riêng mình, bạn sẽ phải học lập trình, học về những đoạn mã code loằng ngoằng, khó hiểu. Thì bây giờ, với WordPress và các hệ thống CMS, điều này đã không còn là vấn đề to tát.

Bạn có thể dễ dàng cài đặt nhiều chức năng mới cho blog, viết tất cả các thể loại content mà bạn muốn, có thể thêm hình ảnh và tùy chỉnh giao diện, cấu hình,…chỉ với vài cú click mà không cần bất kì kiến chuyên sâu nào.

2. Chi phí thấp

Như đã đề cập trước đó, WordPress hoàn toàn miễn phí với người dùng. Mặc dù bạn sẽ cần phải trả một ít tiền để mua hosting và tên miền, nhưng bạn sẽ không bao giờ phải trả tiền hàng tháng chỉ để sử dụng WordPress. Chi phí để cài đặt plugin và các bộ giao diện cao cấp cũng vô cùng phải chăng và hợp lí.

3. Nhiều chức năng đa dạng

Bạn chớ lầm tưởng rằng WordPress sinh ra chỉ là để tạo một blog cá nhân thôi nhé. WordPress có một khả năng vô hạn với vô vàn khả năng khác nhau.

Nếu muốn biết rõ hơn về danh sách đầy đủ những gì mà bạn có thể làm được với WordPress, cùng theo dõi tiếp bài viết ở phần dưới đây nhé.

4. Nguồn thông tin khổng lồ

Bởi vì WordPress có tới hàng triệu người dùng trên thế giới cho nên khi gặp khó khăn hay trục trặc gì đó với WordPress thì chắc chắn bạn không phải là người duy nhất gặp phải sự cố này.

Hầu hết mọi lỗi, sự cố hay vấn đề mà bạn gặp phải khi sử dụng nền tảng WordPress đều được ghi lại đầy đủ trên google với các mô tả chi tiết về cách khắc phục cho những vấn đề bạn gặp phải.

Nên gặp vấn đề gì bạn cũng có thể tự sửa website của mình bằng cách search lỗi đó trên google.

5. Cộng đồng các chuyên gia hỗ trợ đông đảo

Là một mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới, điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn gặp phải khó khăn trong quá trình sử dụng, bạn đều sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ nhiệt tình. Và hầu hết những người hỗ trợ bạn đều là chuyên gia trong lĩnh vực này do họ đều đã từng sử dụng WordPress lâu năm và có bề dày kinh nghiệm.

5. Bạn có thể làm những gì với WordPress?

Bạn có muốn biết tại sao lại có rất nhiều người cùng sử dụng WordPress không? Bất kể bạn muốn tạo loại trang web nào, thì có rất nhiều lý do để sử dụng WordPress . Dưới đây là một số lý do chính:

1. Viết Blog

Không có gì phải bàn cãi. WordPress chủ yếu được tạo ra với mục đích viết blog. Nếu bạn muốn bắt đầu viết và đăng những bài đăng đầu tiên của mình trên blog, bạn chỉ cần thực hiện duy nhất một động tác là cài đặt WordPress về máy tính của bạn. Không cần Theme, không cần plugin, bạn vẫn có thể đăng tải những bài viết của bạn trên blog ngay bây giờ.

2. Tạo trang bán hàng online

Với WordPress, việc tạo một cửa hàng online ngay trên website của bạn để kinh doanh bất kỳ cái gì bạn muốn siêu đơn giản. Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể cài plugin WooCommerce để tạo ra một trang bán hàng của riêng bạn và đăng tải hàng loạt các sản phẩm từ quần áo đến xe cộ, từ đồ điện tử đến cả các sản phẩm kĩ thuật số.

Bạn cũng có thể quản lí kho hàng, thêm chi phí vận chuyển và thêm nhiều phương thức thanh toàn khác nhau chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản.

3. Website đặt lịch hẹn

Ngoài các tính năng cơ bản, WordPress cũng cung cấp rất nhiều các tùy chọn liên quan đến việc tạo các hệ thống đặt lịch hẹn với khách hàng ngay trên trang web của bạn.

Nhờ vậy, dù bạn đang sở hữu một website cho tiệm cắt tóc, một phòng khám nha khoa, thẩm mỹ viện hay bất kì loại hình cửa hàng nào, bạn hoàn toàn có thể cài đặt plugin đặt lịch hẹn trên trang web của bạn để khách hàng có thể đặt lịch hẹn ngay lập tức mà không cần gọi điện trước hay đến trực tiếp cửa hàng.

4. Website cho doanh nghiệp

Nếu bạn đang muốn tạo một trang web chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn, WordPress chính là giải pháp. Mọi thông tin liên quan đến công ty, tin tức, hình thức liên lạc, các vị trí đang cần tuyển dụng,… tất cả đều có thể được hiển thị một cách rõ ràng và đầy đủ trên WordPress.

5. Tạo Portfolio

Việc sở hữu một trang web để đăng CV hay portfolio của bạn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thu hút các đối tác khách hàng tiềm năng đến với bạn. Ví dụ như các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, họa sĩ…phần lớn thu hút khách hàng đến với họ là nhờ có một website giới thiệu bản thân và đăng tải những sản phẩm vô cùng ấn tượng của họ từ trước đến giờ.

6. Các diễn đàn forum

Diễn đàn là nơi kết nối những người có cùng chung sở thích hoặc mối quan tâm tới một chủ đề nào đó trong cuộc sống. Giờ đây, với WordPress, bạn cũng có thể tạo nên một diễn đàn về chủ đề mà bạn yêu thích bằng cách sử dụng một plugin của WordPress rồi sau đó kết nối và tập hợp một cộng đồng những người cùng chung sở thích lại với nhau. 

7. Website thành viên membership

Với các website dành cho thành viên, bạn có thể có được thu nhập bằng cách thu phí thành viên từ người dùng theo tuần, tháng, quý hoặc năm để người dùng truy cập vào một số nội dung nhất định trên blog/website của bạn. Đây là một trong 20 cách kiếm tiền từ blog mà Nhung đã chia sẻ. 

8. Tạo ra mạng xã hội

Bạn đã bao giờ muốn tạo ra một Facebook của riêng mình? Ngay cả khi, điều này nằm dưới khả năng của WordPress, thì vẫn có những plugin nâng cao của WordPress có thể cung cấp cho bạn các tùy chọn liên quan đến việc cho phép người dùng tạo tài khoản, thêm bạn bè, và thậm chí đăng tải hình ảnh lên dòng thời gian của họ và nhiều tính năng khác.

9. Tạo khóa học online

Ngày nay, hình thức học online ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến về sự thuận tiện của nó. Nếu bạn có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, ý tưởng tạo ra một khóa học online để chia sẻ kiến thức của bạn. Đây là cách kiếm tiền online có thu nhập cực cao. 

WordPress không chỉ là nơi bạn có thể đăng và quảng cáo khóa học của mình, đó còn là nơi giúp bạn chia sẻ các bài viết hữu ích về chủ đề khóa học để thu hút mọi người đăng kí khóa học của bạn.

Ngoài ra, với website wordpress học viên có thể mua khoá học online của bạn và tự đăng nhập vào website để học, cực kỳ thuận tiện giống website của kiemtienonlinehub

10. Cài được phần đánh giá review

Plugin Review trên WordPress có thể giúp trang web của bạn hiển thị dấu sao hoặc đánh giá điểm vào bên dưới bài đăng của blog và phần review cũng hiện ngay ở kết quả tìm kiếm của google. Nhờ đó mà thứ hạng blog của bạn cũng sẽ tăng theo.

11. Premium content

Bạn có thể giới hạn người xem trong 1 số bài blog chỉ dành cho ai trả tiền mới coi được nội dung đặc biệt trên website bạn gọi là premium content. Tất cả ở WordPress đều có plugin hỗ trợ để giúp bạn kiếm tiền online từ nhiều kênh nhất. 

12. Website tuyển dụng

Website tuyển dụng cũng là một trong những tính năng mà WordPress có thể cung cấp cho bạn. Bạn có thể thêm một trang đăng tải các vị trí trống đang cần tuyển của công ty bạn lên website của công ty mình, hoặc bạn có có thể tạo hẳn một trang web tuyển dụng riêng nơi mà người dùng có thể tự động đăng kí và nộp CV ứng tuyển trên website của bạn.

13. Podcast

Bạn có một giọng nói truyền cảm, một khả năng lan toả thông điệp qua lời nói, hãy bắt đầu tạo cho mình một podcast miễn phí trên WordPress. Mặc dù việc đăng và lưu trữ Podcast trên Youtube cũng rất tuyệt vời rồi nhưng nếu bạn liên kết nó với một trang WordPress sẽ còn tuyệt vời hơn. Bởi WordPress cho phép bạn phân loại podcast và cung cấp cho người dùng của bạn nhiều thông tin chi tiết hơn, bao gồm cả các sự kiện sắp diễn ra trên podcast nữa.

14. Website mã giảm giá

Người dùng thường có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ và vô cùng thích khi thấy mã giảm giá. Đây là cơ hội giúp bạn kiếm được nhiều thu nhập hơn khi bắt đầu tạo lập một trang web chuyên đi chia sẻ mã giảm giá cho các người dùng tiềm năng như thế này.

Rất nhiều trang web mở ra để kiếm tiền từ affiliate marketing cũng tập trung vào việc chia sẻ các mã giảm giá của các kênh thương mại điện tử.

15. Tạo một trang Web Wiki

Tạo một trang web Wiki như kiểu wikipedia, bạn có thể chia sẻ rất nhiều những kiến thức mà bạn có với mọi người xung quanh bạn. Cho dù bạn là đầu bếp, là thợ sửa xe, nhân viên bán hàng hay thậm chí chỉ là những người làm cha mẹ, luôn có những điều hữu ích mà bạn có thể chia sẻ cho ai đó đang cần.

16. Một website bán vé

Nếu bạn đang tổ chức một sự kiện hoành tráng, hoặc bạn đang muốn quảng bá các sự kiện tới mọi người, thì một trang web bán vé trực tuyến sẽ là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn thúc đẩy doanh thu của mình.

17. Tạo CV online

Bạn đang nộp đơn xin việc và bạn muốn làm nổi bật bộ hồ sơ của mình. Tại sao bạn không tạo ngay một trang web CV bằng WordPress của riêng bạn. Với một bản CV trực tuyến, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rõ hơn về khả năng, trình độ và cả sự sáng tạo của bạn.

Rất ít người làm được điều này, vì vậy, bạn sẽ thực sự nổi bật và tạo được ấn tượng tốt ngay cả khi chưa gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng của bạn.

6. Bắt đầu tạo một website bằng WordPress như thế nào?

Để sở hữu một website hay blog của riêng mình, 3 bước cơ bản sau đây là những bước bạn không thể bỏ qua:

Wordpress là gì

Để sở hữu một website hay blog của riêng mình, 3 bước cơ bản sau đây là những bước bạn không thể bỏ qua:

  • Bước 1: Chọn hosting và tên miền
  • Bước 2: Cài đặt WordPress
  • Bước 3: Đăng nhập và bắt đầu chọn cho mình một giao diện thật đẹp mắt, thêm các trang cho blog và bắt đầu viết những bài viết đầu tiên trên blog của bạn.
Xem khoá học miễn phí cách làm website bằng wordpress, bạn nhấp vào chữ học thử rồi click tới trang 4,5 có bài sample lesson là những bài được học miễn phí. Nhớ dùng chrome để xem tránh bị lỗi khi xem video. 

Kết luận: WordPress là gì? Cách tốt nhất để tạo một website bằng WordPress

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi WordPress là gì, thì câu trả lời chính là, WordPress là cách tốt nhất và phổ biến nhất để bạn có thể tạo ra một website cho riêng mình. Ngay cả khi bạn chưa có chút kiến thức nào về websites, bạn vẫn có thể tạo ra nhiều thứ hơn bạn nghĩ.

Còn chần chừ gì mà không bắt đầu tạo một website bằng WordPress của riêng bạn ngay hôm nay.

Các bài viết liên quan

Guide Kit Miễn phí

Khởi nghiệp kinh doanh online từ A-Z