Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là quá trình bạn sẽ khám phá ra những từ và cụm từ (hay còn gọi là “từ khóa” – keyword) mà người dùng thường tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc hay Youtube.
Nghiên cứu từ khóa sẽ cho bạn biết những từ khóa nào bạn cần tập trung để viết bài về nó, để khách hàng tìm ra bạn trên google, mức độ phổ biến của những từ khóa ấy hay là độ khó để đưa từ khóa đó lên top,…
Nhờ việc này, bạn sẽ biết được đâu là những chủ đề mà mọi người đang quan tâm, mức độ phổ biến của những chủ đề đó với khách hàng/người dùng của bạn. Chỉ bằng việc tập trung vào nghiên cứu những từ khóa nhận được lượng lớn tìm kiếm mỗi tháng, bạn hoàn toàn có thể đưa website của bạn lên top Google một cách nhanh chóng.
Chọn đúng từ khoá cái quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật SEO.
Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?
Nghiên cứu từ khóa là cách duy nhất để bạn tìm ra được những gì mà người dùng đang tìm kiếm trên các công cụ như Google, Coccoc, Youtube,.. Bạn cần nắm được điều này để tránh tạo ra những nội dung mà chẳng ai tìm kiếm hay có nhu cầu về nó. Đây cũng là lí do tại sao phần lớn các trang web hiện nay hầu như không có traffic đến từ Google.
Nghiên cứu từ khóa cũng sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi như:
- Từ khóa này có khó để lên top không?
- Bạn sẽ nhận được bao nhiêu lượt truy cập nếu từ khóa này được xếp hạng trên top Google?
- Bạn cần tạo những loại nội dung nào để xếp hạng cho từ khóa đó?
- Từ những từ khóa này, liệu những người đang tìm kiếm nó có khả năng sẽ trở thành khách hàng của bạn không?
- Và vô vàn lí do khác nữa để bạn nhận ra rằng nghiên cứu từ khóa là bước tối quan trọng nếu như bạn muốn website và bài viết của bạn được người khác biết đến.
1. Làm thế nào để bạn tìm thấy các ý tưởng từ khóa?
Nghiên cứu từ khóa bắt đầu bằng việc bạn hãy nghĩ xem khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tìm thấy công ty hoặc trang web của bằng những cách nào. Sau đó, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa để phát triển thêm những ý tưởng sẵn có của bạn hoặc thậm chí là tìm được thêm nhiều từ khóa hơn nữa.
Để bắt đầu quá trình này, trước tiên, hãy nghĩ về những chủ đề mà bạn định làm. Hãy liệt kê ra khoảng 5-10 chủ đề mà bạn cho là quan trọng với doanh nghiệp của bạn, sau đó bạn sử dụng những chủ đề đó để rút ngắn thành một list những từ khóa cụ thể.
Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp bạn tìm ra những từ khóa tiềm năng cho trang web của bạn:
Từ khóa của đối thủ cạnh tranh
Việc xem xét xem những từ khóa nào đang đem lại phần lớn lưu lượng truy cập về cho đối thủ cạnh tranh của bạn thường là cách tốt nhất để bắt đầu công việc nghiên cứu từ khóa. Trước tiên, bạn cần xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai.
Xác định đối thủ cạnh tranh bằng cách hãy thử tìm kiếm trên Google những từ khóa về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang quan tâm và xem trang web nào xuất hiện ngay trên đầu kết quả tìm kiếm. Đó chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn.
Tuy nhiên bạn cần cẩn thận khi lựa chọn từ khóa để tìm kiếm trên google thì mới xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Chẳng hạn, bạn bán “máy pha cà phê” nhưng lại tìm mỗi từ “cà phê” thì Google sẽ không bao giờ hiển thị chính xác đối thủ cạnh tranh đang bán máy pha cà phê giống bạn. Luôn nhớ tìm kiếm đúng website đang hoạt động cùng lĩnh vực với bạn.
Sau khi tìm được một vài trang web mà bạn cho là đối thủ cạnh tranh của bạn, hãy bắt đầu nghiên cứu những trang này thông qua các công cụ từ khóa. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy những trang tốt nhất trên website của họ cũng như lượng traffic mà họ thu về hàng tháng. (Để biết rõ hơn về những công cụ tìm kiếm từ khóa mà bạn có thể sử dụng, hãy tiếp tục khám phá các phần bên dưới bài viết này nhé)
Các từ khóa liên quan
Bây giờ, khi bạn đã có trong tay một danh sách các chủ đề mà bạn muốn triển khai, hãy nhập tất cả chúng vào Google và xem những từ khóa nào mà Google gợi ý cho bạn. Đây sẽ là những từ khóa vô cùng tiềm năng mà bạn cần thêm vào danh sách từ khóa của bạn ngay lập tức.
Tại sao nhỉ? Bởi vì một khi Google đã gợi ý một từ khóa nào đó cho bạn, bạn phải hiểu rằng, có rất nhiều người đã và đang tìm kiếm từ khóa này, cho nên hãy tận dụng tối đa những từ khóa ấy. Ngoài ra, bạn không chỉ cần dùng mỗi gợi ý từ khóa từ Google, hãy mở rộng tìm kiếm các từ khóa đề xuất trên Youtube, Bing,…
Wikipedia
Wikipedia cũng là một trang web hữu ích mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm từ khóa cho mình. Ở đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều những bài báo được viết bởi hàng ngàn chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Đầu tiên, hãy truy cập Wikipedia và gõ một từ khóa rộng nào đó. Wikipedia sẽ dẫn bạn đến trang chứa toàn bộ chủ đề rộng mà bạn đang tìm kiếm để bạn có thể bắt đầu tìm những từ khóa hẹp hơn về chủ đề đó. Tiếp đó, vào phần “nội dung” của trang, phần này sẽ liệt kê tất cả những chủ đề nhỏ hơn trên trang lớn đó.
Và chính những chủ đề nhỏ này chính là những từ khóa tuyệt vời mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác. Bạn cũng có thể nhấp vào một số liên kết nội bộ trên trang để xem tổng thể những bài viết có liên quan chặt chẽ khác. Nhờ thế, bạn sẽ sở hữu thêm một lượng lớn từ khóa tiềm năng khác liên quan đến chủ đề bạn đang tìm kiếm.
Forum & Facebook Group
Ở Forum và group trên facebook bạn không thấy rõ trực tiếp từ khoá, nhưng bạn có thể nhìn ra khách hàng đang hỏi gì nhiều nhất.
Vào các forum và group facebook có nhiều thành viên tích cực, có liên quan tới lĩnh vực và khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn tìm các câu hỏi nhiều người hay thắc mắc và sau đó dùng công cụ tìm kiếm từ khoá xem đây có phải là những từ khoá người xem hay tìm không.
Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để tìm insight tâm lý của khách hàng để viết bài trúng tim đen và nhu cầu của họ.
2. Các công cụ nghiên cứu từ khóa hữu ích
Các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO có thể giúp bạn cho ra nhiều ý tưởng từ khóa chính xác hơn dựa trên những ý tưởng sẵn có trước đó của bạn. Dưới đây là một số công cụ nghiên cứu từ khóa mà bạn có thể tham khảo:
Google Keyword Planner
Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google (Google Keyword Planner) là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa đáng tin cậy nhất hiện nay. Đó là bởi vì, không giống như những công cụ khác, dữ liệu mà bạn nhận được từ Keyword Planner được trích xuất trực tiếp từ Google – nơi mà bạn đang muốn đưa từ khóa của bạn lên top.
Nhược điểm lớn nhất của Google Keyword Planner chính là việc nó được thiết kế ra để giúp mọi người thực hiện các chiến dịch quảng cáo Google hơn là SEO. Tuy vậy, nhìn chung, đây vẫn là công cụ hữu ích mà bạn có thể sử dụng để lập danh sách các ý tưởng từ khóa.
Ubersuggest
Ubersuggest tạo ra các ý tưởng từ khóa dựa trên các đề xuất tìm kiếm của Google. Đặc biệt, công cụ này còn cung cấp cho bạn dữ liệu cụ thể về từng từ khóa (chẳng hạn như số lượng tìm kiếm, CPC, độ khó của từ khóa, v.v.).
SEMrush
Nếu bạn muốn đầu tư vào một công cụ từ khóa trả phí, cách tốt nhất là sử dụng SEMrush. Bởi vì SEMrush sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Thay vì đặt các từ khóa ngẫu nhiên vào một công cụ, SEMrush hiển thị cho bạn các từ khóa chính xác mà một trang web đã được xếp hạng.
Chẳng hạn như, nếu bạn có một trang web mà bạn đang cạnh tranh trên Google, chỉ cần đưa nó vào SEMrush. Sau đó, bạn có thể nhìn thấy chính xác những từ khóa nào mà website đó đang sử dụng và bạn có thể khai thác những từ khóa đó để đưa website của bạn lên top.
Ahrefs
Ahrefs là công cụ SEO phổ biến được sử dụng chủ yếu để xây dựng link liên kết. Tuy nhiên, Ahrefs cũng là một công cụ hữu ích để tìm kiếm từ khóa. Điều tuyệt vời nhất về “Trình duyệt khám phá từ khóa” của Ahrefs là việc bạn sẽ nhận được rất nhiều dữ liệu hữu ích và quý giá về từng từ khóa một.
Theo Nhung thì đây là công cụ xịn cho ra nhiều kết quả nghiên cứu nhất:
- Số lượng người tìm từ khoá.
- Các đối thủ đang đứng top Google từ khoá đó và các chỉ số của các website xem bạn có thể cạnh tranh lại không.
- Gợi ý nhiều từ khoá khác.
Keyword Tool
Keyword Tool là công cụ có tùy chọn miễn phí để tìm từ khóa cho Google, YouTube, Bing và thậm chí cả Instagram và Twitter. Nếu muốn xem thêm dữ liệu, bạn cũng phải trả phí, giống như các công cụ trên.
3. Phân tích từ khóa như thế nào?
Bây giờ bạn đã có trên tay toàn bộ danh sách từ khóa, vậy làm thế nào để khai thác những từ khóa này. Dưới đây là những bước nghiên cứu từ khóa sâu hơn mà bạn cần phải nắm được:
Tại sao bạn cần phân tích từ khóa?
Làm thế nào mà bạn biết bạn một từ khóa có quá mức cạnh tranh và khó xếp hạng hay không nếu như bạn không tìm hiểu về nghiên cứu về nó?
Bởi vì nếu bạn chọn phải một từ khóa siêu cạnh tranh, bạn có thể sẽ phải vật lộn rất lâu mới vượt qua được trang thứ 3 của Google ấy. Ngược lại, nếu bạn tìm thấy một từ khóa mà nó không quá mức cạnh tranh, cơ hội để bạn lên trang nhất Google là rất lớn.
Chú ý: Để phân tích chính xác một từ khóa, bạn cần sử dụng một trong những công cụ đã được đề cập bên trên nhé.
Một điều quan trọng khác bạn cũng cần nhớ về lưu lượng tìm kiếm chính là nó sẽ thay đổi và có sự khác nhau giữa các công cụ, bởi vì mỗi công cụ sẽ có cách tính toán và cập nhật số liệu theo những cách khác nhau nên bạn cần lưu ý khi phân tích từ khóa giữa các công cụ nhé.
Dưới đây là bốn loại số liệu từ khóa mà bạn cần sử dụng khi nghiên cứu từ khóa cho trang web của bạn:
- Khối lượng tìm kiếm
- Độ khó của từ khóa
- Chi phí được trả cho mỗi lần nhấp chuột
- Tỉ lệ nhấp chuột
Khối lượng tìm kiếm
Khối lượng tìm kiếm cho biết tần suất một từ khóa được tìm kiếm mỗi tháng. Ví dụ: từ khóa “du lịch Singapore” có lượng tìm kiếm hàng tháng là 1.600 tại Việt Nam.
Có ba điều quan trọng cần lưu ý về con số này:
- Đầu tiên là số lượng tìm kiếm, không phải số người đã tìm kiếm. Có những trường hợp ai đó tìm kiếm một từ khóa nhiều lần trong tháng (Ví dụ như: “Thời tiết ở Singapore”). Những tìm kiếm này sẽ thêm vào khối lượng tìm kiếm, ngay cả khi đó là cùng một người thực hiện chúng.
- Khối lượng tìm kiếm cũng không cho bạn biết lượng truy cập mà bạn nhận được từ bảng xếp hạng từ khóa. Bởi vì đơn giản, ngay cả khi bạn cố gắng vươn lên vị trí top 1 tìm kiếm, lưu lượng truy cập của bạn từ một từ khóa sẽ hiếm khi vượt quá 30% con số tổng khối lượng tìm kiếm của từ khóa đó. Vì những bài viết hay trang web xếp thứ hạng thấp hơn vẫn sẽ nhận được lưu lượng truy cập từ người dùng với cùng một từ khóa đó.
- Cuối cùng, khối lượng tìm kiếm là mức tìm kiếm trung bình của người dùng theo năm. Ví dụ, nếu có 120 nghìn lượt tìm kiếm từ khóa trong tháng 12 và không có từ khóa nào trong 11 tháng còn lại thì lượng tìm kiếm hàng tháng sẽ là 10k (120 nghìn/12 tháng)
Mức độ khó của từ khóa
Để biết mức độ khó xếp hạng của một từ khóa, hãy xem độ cạnh tranh của từ khóa đó. Khi nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ tìm thấy những trang web đang đứng đầu về từ khóa này. Việc tiếp theo của bạn là kiểm tra các yếu tố của trang web đó, ví dụ như:
- Số lượng (và chất lượng) của các link liên kết tới website đó (backlink)
- Xếp hạng tên miền (DR)
- Nội dung: được đăng tải lâu chưa, độ hữu ích, liên quan và thông tin cũ/mới,..
- Những từ khóa chính, từ khóa liên quan, từ đồng nghĩa,.. mà trang web đó sử dụng
- Website đó có phải web nổi tiếng, ví dụ như web tin tức vnexpress thì khó cạnh tranh lại.
Cost per lick (CPC) – Giá mỗi nhấp chuột
Trong hầu hết mọi công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn cũng có thể tìm thấy CPC hoặc giá mỗi nhấp chuột. Đây là những chỉ số cho biết chi phí để nhà quảng cáo bỏ ra trên từ khóa đó. Bạn tự hỏi điều này có liên quan gì đến SEO đúng không?
Nó cung cấp hai lợi ích đáng kể. Trước tiên, bạn sẽ biết các nhà quảng cáo sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo cho từ khóa đó. Sẽ rất hữu ích khi bạn biết giá trị của một từ khóa để lựa chọn tạo ra nội dung về nó.
Thứ hai, bạn cũng biết liệu có nhiều quảng cáo cho một từ khóa hay không. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn xếp hạng cho từ đó, bạn sẽ luôn ở bên dưới quảng cáo, việc này sẽ lấy đi của bạn một lượng truy cập tự nhiên nhất định.
Ví dụ về CPC, từ khóa “máy pha cà phê” có CPC tương đối cao là $ 10. Đó là bởi vì hầu hết những người tìm kiếm muốn mua máy pha cà phê, có thể có giá hàng chục hoặc hàng trăm đô la. Nhưng câu chuyện ngược lại đối với “làm thế nào để pha một ly espresso ngon”. Từ khóa này sẽ khó nhận được CPC cao, bởi vì hầu hết những người tìm kiếm không muốn mua bất cứ thứ gì. Họ đang tìm kiếm thông tin về cách pha cà phê espresso. Cho nên sẽ có ít nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả cho từ khóa “cách pha cà phê espresesso” hơn.
Tỉ lệ nhấp chuột
Nhiều người có thể tìm kiếm thứ gì đó trên Google, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả họ đều nhấp vào kết quả tìm kiếm và truy cập các trang xếp hạng cao nhất.
Tỷ lệ nhấp vào càng cao thì đó là từ khoá tốt, có nhấp vào thì khách hàng mới coi bài viết, coi thì mới có thể có hành động mua. Nên cái chỉ số này quan trọng lắm nhe.
Chính vì vậy, bên cạnh số lượt hiển thị hay lưu lượng tìm kiếm, bạn cũng cần quan tâm đến tỉ lệ nhấp chuột của người dùng vào các bài viết hay trang web có từ khóa đó trước khi quyết định tạo ra nội dung về nó nhé.
4. Lựa chọn từ khóa như thế nào?
Giờ đây, bạn đã có trên tay một danh sách các từ khóa, vậy làm thế nào để bạn biết từ khóa nào bạn nên chọn. Bạn có thể dùng cách phân tích từ khóa cho việc này.
Trong SEO, từ khóa được chia thành 3 loại: từ khóa chính, từ khóa nội dung và từ khóa dài
Ví dụ, nếu trang web của bạn mới mở hoặc chưa có nhiều backlink và độ uy tín, thì tốt nhất là bạn nên trung xây dựng các từ khóa có độ cạnh tranh thấp trước. Và bạn nên bắt đầu với những từ khóa dài thay vì từ khóa quá ngắn. Sau đó, khi trang web của bạn dần có độ tin cậy cao hơn, bạn có thể chuyển sang khai thác các từ khóa cạnh tranh hơn, như từ khóa chính và từ khóa nội dung chẳng hạn. Để hiểu về từng loại từ khóa, tiếp tục đọc các phần dưới đây nhé.
Từ khóa chính
Đây thường là những từ khóa ngắn đơn lẻ có lượng tìm kiếm cao và cạnh tranh rất gay gắt. Ví dụ các từ khóa như “Bảo hiểm” hoặc “Vitamin” được tìm kiếm ở khắp mọi nơi nên độ cạnh tranh của những từ khóa này rất cao. Tuy nhiên, từ khóa chính và ngắn quá chung chung sẽ khó để bạn nhận được tỉ lệ chuyển đổi cao.
Từ khóa nội dung
Từ khóa nội dung (Body Keyword) là các cụm từ có 2-3 từ tạo ra một lượng tìm kiếm kha khá (Ít nhất 2000 lượt tìm kiếm mỗi tháng), nhưng những từ khóa này sẽ cụ thể hơn các từ khóa chính.
Các từ khóa như “Bảo hiểm nhân thọ” hoặc “đặt hàng vitamin trực tuyến” là những ví dụ về từ khóa nội dung. Những từ khóa này luôn có ít sự cạnh tranh hơn từ khóa chính.
Từ khóa đuôi dài
Từ khóa đuôi dài (Long tail keyword) là những cụm từ dài hơn 4 từ và thường rất cụ thể. Các cụm từ như “Bảo hiểm nhân thọ giá cả phải chăng cho người cao tuổi” hay “đặt mua vitamin D online” là những ví dụ về từ khóa đuôi dài.
Các cụm từ này thường không nhận được nhiều lượng tìm kiếm lắm (thường chỉ khoảng 10-200 lượt mỗi tháng). Nhưng những từ khóa này lại rất ít cạnh tranh và dễ dàng lên top. Thêm vào đó, nếu như bạn biết cách khai thác những từ khóa dài này, tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ rất cao.
Như vậy, không có danh sách những từ khóa tốt nhất để bạn tập trung vào. Cả 3 loại từ khóa đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, khi nói về độ cạnh tranh, các từ khóa dài chắc chắn chiếm ưu thế và ít cạnh tranh nhất trong nhóm. Những bạn nào mới bắt đầu tìm hiểu về SEO có thể tập trung khai thác những từ khóa này trước tiên để tăng dần độ uy tín cho website rồi sau đó mới tiếp tục với những từ khóa có độ cạnh tranh cao hơn.