SEO là gì? 10 điều quan trọng cần biết về SEO

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là quy trình giúp nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, từ đó người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy và truy cập vào website của bạn.
Ở bài viết này, cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về SEO cũng như cách hoạt động của công cụ này nhé.

Chiến lược SEO
Mục lục đọc nhanh
Chia sẻ trên Facebook
Chia sẻ trên LinkedIn
Email

1. Tầm quan trọng của SEO

Khi tạo blog và website riêng để kinh doanh hay kiếm tiền online thì chắc chắn bạn phải làm sao để có khách hàng tìm kiếm trên google và click vào website của bạn. 

Đó là lý do vì sao SEO cực kỳ quan trọng. Nhờ SEO, website của bạn có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và từ đó có lượng khách hàng tiềm năng đến và mua gì đó từ website của bạn. 

Theo như thống kê, có hơn 60% lượng truy cập website tới từ công cụ tìm kiếm như Google, Coc Coc, or Youtube. Nên nếu web của bạn không xuất hiện trên đó, bạn chỉ có thể trả tiền để hút khách từ việc chạy quảng cáo hay qua kênh mạng xã hội thôi. 

Mà nguồn khách từ SEO vào website cao hơn gấp 10 lần so với việc bạn kéo người xem từ mạng xã hội, mà mạng xã hội thường bóp tương tác khi bạn để link web của mình. 

Và quan trọng nhất khi bạn tối ưu website với SEO, bạn có được lượng khách hàng đúng nhu cầu mà không phải bỏ tiền quảng cáo. 

2. Kết quả tìm kiếm

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về SEO, thì bạn cần hiểu được cách thức giúp cho website của bạn được biết đến qua công cụ và kết quả tìm kiếm của Google.

Ví dụ, bạn đang là một thợ làm tóc ở Đà Nẵng, rồi ai đó lên Google tìm kiếm một tiệm làm tóc đẹp bằng từ khóa “Chỗ làm tóc đẹp ở Đà Nẵng” và website tiệm cắt tóc của bạn hiện lên trên đầu kết quả tìm kiếm của họ, thì khi đó rất nhiều người sẽ tìm đến tiệm của bạn làm tóc.

Hoặc là bạn bán bảo hiểm và khách hàng của bạn tìm đến trang web của bạn website của bạn hiện lên đầu bảng kết quả tìm kiếm khi họ search từ khóa “bảo hiểm”. Thì tất cả những điều này chính là kết quả bạn nhận được khi bạn biết cách SEO từ khóa.

Mục đích cuối cùng của SEO chính là việc bạn và website của bạn được người dùng tìm thấy thông qua các từ khóa có liên quan.

Các công cụ tìm kiếm hoạt động thế nào?

Cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm trên internet. Hiểu được kỹ phần này bạn sẽ áp dụng vào SEO rất tốt.

Các công cụ tìm kiếm hoạt động thế nào?

Khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó trên Google hoặc bất kì công cụ tìm kiếm nào khác, một thuật toán của các công cụ tìm kiếm này sẽ hoạt động để hiển thị cho bạn những kết quả được coi là tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Google quét toàn bộ chỉ mục và nội dung của hàng trăm tỷ trang web để tìm ra một list những kết quả phù hợp nhất với bạn.

Vậy làm cách nào mà Google xác định được đâu là kết quả tốt nhất để đưa lên top. Mặc dù Google chưa bao giờ tiết lộ chính xác cách thức hoạt động của các thuật toán, nhưng dựa trên rất nhiều những nghiên cứu đối với các website nổi tiếng với thứ hạng cao, xếp hạng của Google có thể được đánh giá qua một số điểm sau:

Sự liên quan

Giả sử bạn đang muốn tìm kiếm “Công thức làm bánh sô cô la”, bạn chắc hẳn không muốn nhìn thấy bảng kết quả tìm kiếm của bạn lại hiện lên các website về xe đạp điện đúng không? Đó là lí do tại sao Google sẽ chỉ tìm kiếm các website hay bài viết mang nội dung liên quan đến từ khóa của bạn để đưa lên top.

Tuy nhiên, Google sẽ không dễ dàng đưa website nào đó lên top chỉ bởi vì nó có nội dung liên quan đến từ khóa của bạn đâu. Bởi vì, ngoài kia có hàng ngàn, hàng triệu website cung cấp nội dung liên quan đến từ khóa đó.

Ví dụ, chỉ với mỗi từ khóa “Công thức làm bánh”, Google sẽ cho ra tới 1.040.000 kết quả khác nhau. Vậy thì, để lên được top, chắc chắn sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà mình sẽ nói tới tiếp sau đây.

Độ tin cậy

Đây là cách Google xác định xem nội dung trên website của bạn có đủ độ tin cậy hay không.

Bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc, làm thế nào để Google biết được một trang web có đủ độ tin cậy và thẩm quyền. Để làm được như vậy, họ sẽ dựa vào số lượng các trang web khác dẫn link tới website của bạn (nếu có website trích dẫn đường link của website bạn lên website họ người ta gọi là backlink – hay còn gọi là liên kết ngược).

Nói chung, nếu một website có càng nhiều backlink dẫn tới website đó thì độ tin cậy của nó càng cao, Google càng đánh giá cao website đó.

Độ hữu ích

Nội dung của bạn có thể rất liên quan và đủ độ tin cậy. Tuy nhiên, nếu nó không hữu ích cho người dùng, Google sẽ không bao giờ để nội dung đó lên top. Thậm chí Google đã tuyên bố họ có sự phân biệt rõ ràng giữa “nội dung chất lượng cao” và “nội dung hữu ích”.

Ví dụ: Bạn lên Google và tìm kiếm về “Chế độ ăn kiêng”

Kết quả đầu tiên bạn nhìn thấy là bài viết được viết bởi chuyên gia hàng đầu về chế độ ăn kiêng. Và bởi vì trang này có nhiều nội dung chất lượng và rất nhiều trang khác đã dẫn link về nó, cho nên trang đó được xếp lên top. Tuy nhiên, nội dung của trang này lại toàn từ ngữ chuyên ngành học thuật và vô cùng khó hiểu đối với người đọc.

So sánh kết quả trên với kết quả thứ 2. Nội dung được viết bởi một người vừa mới bắt đầu làm quen với chế độ ăn kiêng. Và trang web của họ gần như không có liên kết nào trỏ đến cả. Tuy nhiên, nội dung lại vô cùng dễ hiểu và gần gũi đối với người đọc, họ đọc xong là có thể nhanh chóng thực hành và áp dụng ngay.

Vậy thì, chắc chắn trang web thứ 2 sẽ được xếp hạng cao hơn trang thứ nhất trên bảng xếp hạng độ tiện ích của Google. Mặc dù trang web đó không có nhiều độ tin cậy như trang web 1, nó vẫn được Google đánh giá cao và thậm chí sẽ được xếp trên trang web 1. Bởi vì nó đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Bạn thấy đó, nếu như website và bài viết của bạn thật sự hữu ích với người dùng, nó chắc chắn sẽ thăng hạng trên bảng xếp hạng của Google. Đó là lí tại sao chúng ta luôn nói “Content is king” (Nội dung là vua).

5. Yếu tố nào quan trọng nhất trong SEO?

Đó chính là chất lượng traffic (chất lượng người truy cập vào website của bạn).

Giả sử, bạn có thể thu hút tất cả mọi người dùng trên thế giới ghé thăm website của bạn chỉ bởi vì Google nói với họ rằng bạn là nơi bán máy tính Apple trong khi thực tế bạn chỉ là một người nông dân bán táo, thì đó không phải là traffic có chất lượng.

Thay vào đó, khách hàng của bạn nên ghé thăm website và mua sản phẩm của bạn bởi vì họ thực sự thích nó chứ không phải vì họ hiểu nhầm website của bạn cung cấp sản phẩm họ cần trong khi không phải như vậy.

Lưu lượng truy cập chất lượng nhất chính là khi bạn thu hút chính xác người mà bạn muốn thu hút và ngày càng có nhiều người hơn ghé thăm website của bạn thông qua kết quả tìm kiếm. Chúng ta gọi đó là “Orangic Result”, tức là bạn không mất một xu nào để chạy quảng cáo nhưng người dùng vẫn hàng ngày truy cập vào website của bạn qua kết quả từ Google.

SEO gồm gì?

SEO được chia thành 2 phần chính: SEO on-page và SEO off-page

Các thành phần trong SEO

SEO on-page

Là dạng tối ưu viết content chuẩn SEO onpage, có thể hiểu đơn giản là tất cả những việc bạn làm để tối ưu ngay trên trang web của bạn. Việc này bao gồm các công việc như sử dụng từ khóa trên tất cả các trang và bài viết của bạn, luôn viết những nội dung chất lượng cao một cách thường xuyên và đảm bảo các thẻ meta và tiêu đề bài viết của bạn chứa nhiều từ khóa liên quan nhất có thể, và còn rất nhiều các yếu tố kĩ thuật khác nữa.

Đặc biệt là, Google sẽ quét toàn bộ các trang và bài viết của bạn để tìm ra các từ và cụm từ khoá cụ thể. Và khi các từ này lặp lại đủ nhiều thì Google sẽ cho rằng website của bạn chủ yếu nói về từ khóa này, chủ đề này và rồi website của bạn sẽ dễ thăng hạng hơn với từ khóa ấy.

Đó là lí do tại sao việc sử dụng từ khóa chính trên website lại quan trọng đến thế. Nhưng tất nhiên bạn cũng không nên lạm dụng và sử dụng lặp đi lặp lại một từ khóa quá nhiều sẽ dễ bị Google cho rằng bạn đang spam từ khóa nhé.

SEO off-page

SEO off-page là việc tối ưu bên ngoài website của bạn, chẳng hạn như việc xây dựng các liên kết ngược (backlinks). Quá trình này cũng liên quan đến việc tối ưu mạng xã hội và xây dựng danh tiếng thương hiệu cho website của bạn thông qua việc tạo thật nhiều nội dung hữu ích để mọi người chia sẻ. Mặc dù quá trình này có thể sẽ tốn khá nhiều công sức đó nhưng nó là một phần không thể thiếu trong sự thành công của SEO.

7. Chiến lược SEO

When it comes to SEO, we often refer to the two terms “black hat SEO” and “white hat SEO”.

Chiến lược SEO

SEO mũ đen là khi người ta chỉ lợi dụng SEO để chạy theo mục đích lợi nhuận bằng các hình thức lén lút như lạm dụng việc sử dụng từ khóa và nạo liên kết để thăng hạng nhanh chóng trên Google. 

Chiến lược này chỉ có thể tồn tai trong một thời gian ngắn, nó sẽ mang lại một số lượng truy cập nhất định vào trang web của bạn. Tuy nhiên, sau một thời gian Google sẽ phạt website của bạn và thậm chí đưa vào danh sách đen để bạn không bao giờ được nhìn thấy trên Google nữa.

Mặt khác, SEO mũ trắng là cách bạn xây dựng doanh nghiệp online của bạn một cách hoàn toàn bền vững. Khi bạn SEO theo cách này, bạn nhắm đến sự hài lòng của khách hàng mục tiêu. Bạn xây dựng nội dung tốt và chất lượng nhất có thể để mọi người truy cập vào website của bạn thông qua công cụ tìm kiếm của Google một cách hoàn toàn tự nhiên không chiêu trò.

Cụ thể về các loại chiến lược SEO:

SEO mũ đen

Nội dung bị trùng lặp do ai đó cố gắng muốn tăng hạng cho một từ khóa cụ thể, họ có thể sao chép và đăng đi đăng lại một nội dung nhiều lần cũng như chèn từ khóa nhiều nhất có thể trong bài viết của họ. Google phạt rất nặng những trường hợp như này.

Nhồi nhét những từ khóa vô hình trên website: Nhiều năm trước, người ta sử dụng chiến lược mũ đen bằng cách thêm hàng loạt từ khóa ở cuối các bài viết của họ nhưng lại để màu của từ khóa đó giống với màu nền của trang web với hi vọng đánh lạc hướng người xem và Google. Chiến lược này chắc chắn sẽ đưa bạn vào danh sách đen nếu như bạn sử dụng nó.

Che đậy và điều hướng: Nhiều người bỏ tiền ra mua một số tên miền có chứa nhiều từ khóa và điều hướng tất cả lưu lượng truy cập đến một website duy nhất.

Thậm chí có những người mua gói dịch vụ của Fiverr để sở hữu 5000 links liên kết tới website trong 24 tiếng và đây là cách hoàn toàn sai trái. Bạn nên xây dựng liên kết từ các website có nội dung liên quan đến ngách của bạn đang làm thay vì sử dụng chiêu trò vì nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và độ tin cậy của website bạn.

SEO mũ xám

Tuy nhiên, vẫn còn cả thứ gọi là SEO mũ xám. Chiến lược này kiểu ở giữa SEO mũ trắng và mũ đen. Bạn không cố tình sử dụng chiêu trò lừa google nhưng bạn rõ ràng vẫn đang cố gắng để đạt được lợi thế cho mình.

Thực ra, các tiêu chuẩn của Google không rõ ràng như chúng ta thường nghĩ. Nhưng có thể nói tóm gọn lại rằng, trong thế giới SEO, vấn đề không phải là việc bạn làm gì mà là làm như thế nào.

Nếu bạn mua các bài đăng khách trên các website chẳng liên quan gì đến ngách của bạn, và bạn spam rất nhiều link liên kết, thì bạn chắc chắn không thoát khỏi bị phạt bởi Google. 

Ngược lại, nếu bạn cung cấp cho bạn đọc của những blog đó những bài viết độc đáo và vô cùng hữu ích với họ thì website của bạn chắc chắn sẽ được nhiều người biết tới và tăng thứ hạng trên Google.

8. Có nên thuê ngoài SEO?

Việc bạn có nên thuê ngoài SEO hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách và thời gian của bạn hoặc của công ty bạn.

Bạn có thể thuê ngoài các dịch vụ SEO nhằm cải thiện về mặt kĩ thuật như tốc độ của trang web, tối ưu hóa các trang, các bài viết và hình ảnh, hay sử dụng từ khóa trên trang. Tuy nhiên, nếu bạn thuê ngoài SEO bằng việc mua thật nhiều các link liên kết từ các trang web không đáng tin cậy thì bạn sẽ bị Google đánh gậy, thậm chí trang web của bạn sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi kết quả tìm kiếm.

Một lưu ý quan trọng khác cho bạn chính là về tính cạnh tranh của SEO. Nếu như bạn lựa chọn thị trường ngách để phát triển, một mình bạn một đất, sẽ chẳng có ai cạnh tranh với bạn và vì thế website của bạn sẽ nhanh chóng lên top. 

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn những ngách mà nhà nhà đều làm thì dù bạn có bỏ bao nhiêu tiền ra để tối ưu SEO thì cũng vô cùng khó khăn do ngoài kia có hàng ngàn doanh nghiệp cũng đang bỏ rất nhiều tiền để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Vì thế hãy thật cân nhắc khi lựa chọn thị trường để phát triển doanh nghiệp online của bạn.

9. Có thể tự làm SEO được không?

Bí quyết SEO tốt nhất để giúp bạn dễ dàng lên top chính là hãy tìm cho mình một thị trường ngách cụ thể để phát triển. Việc bạn tối ưu hết tất cả những yếu tố chung mà SEO đưa ra vẫn rất khó để đưa bạn lên top.

Hãy tìm một thị trường ngách mà bạn thật sự hiểu rõ về nó. Rồi sau đó, hãy viết những bài viết đem lại giá trị hữu ích cho người dùng. Sử dụng công cụ lên kế hoạch từ khóa để kiểm tra xem từ khóa nào đang được quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất, từ khóa nào có ít cạnh tranh nhất và viết các bài viết về từ khóa đó. Website của bạn chắc chắn sẽ lọt top nhanh chóng trên bảng xếp hạng của Google.

10. Học SEO bằng cách nào?

Dù bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào bên online marketing cũng có thể dễ dàng học SEO. Đặc biệt là cách viết content chuẩn SEO onpage thì chỉ cần áp dụng cách tìm từ khoá và cấu trúc chuẩn SEO. 

Bạn có thể học từ A-Z cách làm SEO cho người mới bắt đầu ở khoá học kiếm tiền online, rất nhiều học viên đã được lên top google sau vài tuần áp dụng theo khoá học. 

Các bài viết liên quan

Guide Kit Miễn phí

Khởi nghiệp kinh doanh online từ A-Z