Cách tạo website bán hàng bằng WordPress từ A-Z

Nếu muốn kinh doanh online, bạn cần xây dựng một website. Ban đầu việc này có thể gây chút khó khăn cho mọi người, nhất là những bạn không rành công nghệ. Tuy nhiên, chỉ cần một chiếc máy tính, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một trang web cực nhanh mà không cần kỹ năng nào đặc biệt.

Để tạo website bán hàng bằng WordPress, bạn cần 5 yếu tố sau:

  • Tên miền (domain)
  • Tài khoản hosting
  • Theme giao diện website.
  • Plugin các tính năng đặc biệt cho website.
  • Sự tập trung cao độ để hoàn thành website trong thời gian ngắn nhất. .
Cách tạo website bán hàng bằng Wordpress
Mục lục đọc nhanh
Chia sẻ trên Facebook
Chia sẻ trên LinkedIn
Email

Tại sao bạn nên tạo website bán hàng bằng WordPress?

Sai lầm lớn nhất mà hầu hết người dùng mắc phải là chọn không nền tảng không phù hợp để xây dựng cửa hàng online.

Mình giới thiệu hai nền tảng thương mại điện tử phổ biến mà bạn nên dùng là Shopify hoặc WordPress. Nhược điểm của Shopify là giá thành khá đắt và bạn sẽ bị hạn chế số tùy chọn thanh toán nếu không trả thêm phí.

Sau đây là vài lý do mà bạn nên tạo website bán hàng bằng WordPress + WooCommerce:

Wordpress là gì

1. Các cổng thanh toán linh hoạt

Bạn có thể thêm nhiều cổng thanh toán vào website bán hàng bằng WordPress, ví dụ như chuyển khoản ngân hàng và những hình thức thanh toán dành cho người Việt như VTC, OnePay và Ngân lượng.

2. Dễ quản lý

WordPress đưa ra một số yêu cầu cài đặt nhưng bạn sẽ nhanh chóng làm quen sau một thời gian sử dụng. Hiện nay WordPress là trình duyệt tạo trang web phổ biến nhất và WooCommerce là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

3. Dễ tối ưu hóa SEO

Với WordPress, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật SEO để tăng thứ hạng xuất hiện cho trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google.

4. Giá thành thấp

Chi phí tạo website bán hàng bằng WordPress rất mềm. Bạn chỉ cần có tên miền và hosting. Một tên miền thường có giá 14-18$/năm và tiền hosting chỉ từ 4-5$/tháng.

5. Bạn có thể bán tất cả mọi thứ

Woocommerce cực kỳ linh hoạt, cho phép bạn bán bất cứ sản phẩm nào, từ sản phẩm hữu hình, sản phẩm số đến dịch vụ thuê bao, dịch vụ cuộc hẹn…

Cách cài đặt WordPress

Hướng dẫn các bước cài đặt website wordpress

Cách cài đặt WordPress

1. Hosting

Để xây dựng trang web, trước tiên bạn cần có tên miền và hosting. Nếu muốn mua hosting tốt thì sẽ tốn khá nhiều chi phí. Vì vậy, bạn có thể dùng hosting Bluehost, có cung cấp gói giá ưu đãi 2,95$/tháng.

hàng bằng WordPress hosting

Bluehost cung cấp dịch vụ hosting với giá cả phải chăng nên rất phù hợp với những trang web mới. Bên cạnh đó, gói hosting này đã bao gồm tên miền nên bạn không cần mua riêng.

Việc cài đặt cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần nhấp chọn WordPress, nhập tên miền và như vậy là xong!

hàng bằng WordPress hosting

Nếu vẫn chưa hiểu cách làm thì bạn hãy xem các video này của mình để biết cách thao tác chi tiết. Bạn click vào link này học thử và kéo xuống dưới nhấp mũi tên tới trang số 4 và 5 sẽ thấy các bài học bằng video dạy làm website wordpress miễn phí. (các bài có chữ sample lesson).

2. Cài đặt WordPress

Sau khi hoàn tất bước trên, bạn sẽ nhận được một email hướng dẫn cụ thể về cách đăng nhập vào bảng điều khiển hosting web (gọi là cPanel). Đây là nơi bạn quản lý tất cả mọi thứ từ dịch vụ hỗ trợ, email đến những tính năng khác.

Khi đăng nhập vào cPanel, bạn sẽ thấy Bluehost đã cài đặt WordPress rồi và bạn chỉ cần nhấp vào nút “Log in to WordPress” (Đăng nhập vào WordPress).

Sau khi nhấp vào nút này, màn hình sẽ chuyển sang trang tổng quan của website WordPress với hình ảnh như sau:

Cài đặt hàng bằng WordPress

Chúc mừng bạn. Thế là bạn đã thiết lập xong rồi đấy!

Bước tiếp theo là cài đặt WordPress và cửa hàng online của bạn.

3. Chọn theme phù hợp

Theme là giao diện mà người dùng nhìn thấy khi họ truy cập vào website của bạn. Khi bạn xây dựng cửa hàng trên nền tảng WooCommerce, nó sẽ quản lý cả cách hiển thị sản phẩm.
WordPress cung cấp hàng nghìn theme tính phí lẫn miễn phí để bạn thoải mái chọn lựa và xây dựng một cửa hàng online thu hút.
Tuy nhiên, không phải tất cả các theme WordPress đều được thiết kế phù hợp với cửa hàng online. Mình đã chọn ra một số theme WooCommerce tốt nhất để bạn lựa chọn.
Sau khi cài đặt theme WooCommerce, bạn có thể vào phần Appearance » Customize page để thay đổi theme theo mong muốn.
Hầu hết theme WooCommerce đều cung cấp nhiều tùy chỉnh khác nhau và hoạt động mượt mà cả trên máy tính lẫn thiết bị di động.

Cách cài cửa hàng online vào website

Cách thêm plugin woo commerce cho phép cài đặt tạo cửa hàng online. 

hàng bằng WordPress online website

Bước 1: Cài đặt WooCommerce

Woocommerce là plugin tạo cửa hàng online tốt nhất trên thị trường hiện nay, được xây dựng trên nền tảng WordPress, với ưu điểm là sự linh hoạt cho phép bạn tự do bán bất kỳ loại sản phẩm nào.

Đầu tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt WooCommerce.

Cài đặt WooCommerce

Bạn hãy truy cập Plugins » Add New page và tìm kiếm WooCommerce. Trong kết quả tìm kiếm, nhấp vào nút Install Now bên cạnh danh mục WooCommerce.

WordPress sẽ tìm và cài đặt plugin WooCommerce cho bạn. Bạn chỉ cần chờ quá trình tải xuống hoàn tất, sau đó nhấp vào nút Activate để tiếp tục.

Sau khi kích hoạt, WooCommerce sẽ chạy trình hướng dẫn cài đặt và màn hình hiện lên dòng chữ Welcome to WooCommerce, tiếp theo nó sẽ hướng dẫn bạn các bước cài đặt quan trọng.

Đầu tiên, bạn cần điền một số thông tin cơ bản về cửa hàng online như địa chỉ, quốc gia, khu vực. Nếu là nhà bán lẻ, bạn có thể thêm địa điểm shop của mình làm địa chỉ.

Cách cài cửa hàng online vào website​

Sau đó nhấn nút Continue để chuyển sang bước tiếp theo.

Tiếp theo hãy chọn ngành hàng cho cửa hàng. Bạn có thể chọn một ngành gần nhất với loại cửa hiệu mà mình muốn kinh doanh.

Cách cài cửa hàng online vào website​

Bấm nút Continue để đến bước kế tiếp.

Sau đó chọn loại sản phẩm mà bạn sẽ bán. Ví dụ nếu sản phẩm đó cần vận chuyển thì bạn có thể chọn dạng sản phẩm hữu hình.

Cách cài cửa hàng online vào website​

Bạn cũng có thể chọn nhiều loại sản phẩm, chẳng hạn như cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm số. Bạn hoàn toàn có thể bán các loại sản phẩm đa dạng và hãy nhớ xác định mỗi sản phẩm thuộc kiểu/loại nào.

Nhấn nút Continue.

Tiếp theo, bạn cần cung cấp một số thông tin cụ thể như số lượng sản phẩm định bán và bạn có đang bán ở nơi nào khác không. Ở đây bạn có thể chọn “I don’t have products yet” (Tôi chưa có sản phẩm) và “No” (Không).

Bước tiếp theo là chọn theme cho cửa hàng trực tuyến. Nếu bạn muốn lấy theme mặc định, hãy chọn “Storefront ” hoặc thay đổi sang bất kỳ theme miễn phí nào được gợi ý trên trang web.

Cách cài cửa hàng online vào website​

Bước 2: Cài đặt phương thức thanh toán

Sau khi hoàn thành bước 1, bạn cần cài đặt phương thức thanh toán để trang web cho phép khách hàng thanh toán online. WooCommerce cung cấp nhiều cổng thanh toán mà bạn có thể dễ dàng sử dụng.

Hãy truy cập vào WooCommerce » Settings page và chuyển sang Payments. Theo những đề xuất mặc định, bạn có thể chọn thanh toán qua PayPal Standard, trả tiền mặt, phiếu chuyển tiền và chuyển khoản ngân hàng.

Vietnam payment gateways

Đối với mỗi cổng thanh toán, bạn hãy nhấp vào Set up và cung cấp các thông tin cần thiết.

Trong phần tiếp theo, mình sẽ chia sẻ thông tin về tất cả các cổng thanh toán Việt Nam mà bạn có thể thêm vào WooCommerce.

Bước 3: Đăng sản phẩm/dịch vụ vào WordPress

Bây giờ bạn sẽ đăng sản phẩm đầu tiên cho cửa hàng online.

Bạn hãy vào Products » Add New page để thêm sản phẩm mới.

thêm mới sản phẩm WooCommerce

Đầu tiên, bạn cần điền tên sản phẩm và nhập mô tả chi tiết về nó.

Ở cột bên phải, bạn sẽ thấy phần Product Categories (Loại hàng). Nhấp vào Add New Product Category để tạo danh mục cho sản phẩm. Việc phân loại sẽ giúp bạn và khách hàng tìm kiếm món hàng dễ dàng hơn.

Cài đặt WooCommerce

Kéo xuống dưới một chút, đến phần Product Data. Đây là nơi bạn sẽ nhập những thông tin liên quan đến sản phẩm như giá cả, số lượng hàng hoá, phương thức giao hàng…

hàng bằng WordPress

Bên dưới Product Data là phần mô tả ngắn gọn về sản phẩm. Phần mô tả này sẽ hiển thị với người dùng khi họ đang xem một trang trưng bày nhiều món hàng.

Cuối cùng ở cột bên phải, bạn sẽ thấy những chức năng để thêm ảnh chính và các hình ảnh chi tiết của sản phẩm.

Set up orders using WooCommerce

Khi đã cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, bạn sẽ nhấp vào Publish để hiển thị thông đó lên trang web.

Để thêm những sản phẩm khác, bạn cũng thực hiện tương tự theo các bước như trên.

Những cổng thanh toán phù hợp với người Việt Nam

Các phương thức thanh toán tiêu chuẩn trong WooCommerce không thuận tiện với người Việt Nam vì đa phần người Việt không có thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, WooCommerce có đưa ra một lựa chọn là “chuyển khoản ngân hàng” và bạn có thể thêm một số phương thức thanh toán phù hợp với người Việt Nam. Dưới đây là những chọn lựa được nhiều người sử dụng nhất:

Những cổng thanh toán Việt Nam

VTC

Cổng này có kết nối thẻ quốc tế phát hành tại Việt Nam, internet banking (điền thẻ ATM trong nước là thanh toán được) với cả với thẻ quốc tế phát hành ở nước ngoài, bạn nào có khách quốc tế thì có thể xài cổng này.

Bạn chỉ cần liên hệ với VTC ký hợp đồng sau đó tải plugin VTC vào cài đặt và vào đăng nhập VTC lấy mã kết nối gắn vào plugin là xong.  

VTC không bắt đặt cọc một khoản tiền nào, hay không có phí cài đặt luôn. 

OnePay

Bạn ký hợp đồng công ty với cổng Onepay xong, rồi thanh toán phí tích hợp và cài đặt Onepay vào website, cũng cài theo kiểu plugin hơi tương tự với VTC. 

Onepay là cổng nhiều website sử dụng nhất, cũng là cổng thanh toán tốt, hiện đại nhất, tuy nhiên có tốn phí cài đặt như Nhung có nói ở trên. Còn 2 cổng kia thì không mất phí gì cả. Phí mỗi phương thức thanh toán đơn hàng thì cũng ngang ngang nhau, không chênh đáng kể.  

Ngân lượng

Cũng phải ký hợp đồng công ty với Ngân Lượng rồi làm các bước y chang như VTC. 

Khi bạn cài cổng nào cũng phải làm bước test tạo đơn hàng và thanh toán thử coi quy trình có tự động và có đúng không. 

Thêm các chức năng WooCommerce mới

Bây giờ bạn gần như đã hoàn thành các bước tạo website bán hàng bằng WordPress. Nhưng để thu hút nhiều người mua hơn, bạn có thể thêm một số tính năng như biểu mẫu hỗ trợ khách hàng, quảng bá trên mạng xã hội để mang về những đơn hàng đầu tiên.

Đây là lúc tận dụng plugin để bổ sung các tính năng.

WooCommerce

Cả WooCommerce và WordPress đều cho phép thêm tính năng mới vào trang web bằng cách sử dụng plugin hoặc tiện ích mở rộng.

Plugin là gì? Nó giống như những ứng dụng cho trang WordPress của bạn. Có hàng nghìn plugin, cả phiên bản miễn phí lẫn tính phí để bạn thoải mái sử dụng. Chỉ tính riêng thư mục plugin WordPress.org đã có hơn 58.000 lựa chọn rồi đấy.

Mình sẽ gợi ý cho các bạn một số plugin nên cài đặt khi tạo website bán hàng bằng WordPress:

1. Woo Viet

Woo Viet – WooCommerce” cung cấp các tính năng giúp bạn quản lý, điều chỉnh những cửa hàng online trên nền tảng sao cho thuận tiện với người dùng Việt Nam. Bạn có thể thay đột số tính năng/thông tin sau:

  • Đổi sang đơn vị tiền tệ Việt Nam như VND, VNĐ, đồng…
  • Thêm các tỉnh thành Việt Nam khi khách hàng chọn Việt Nam trong mục quốc gia của địa chỉ giao hàng. Hiển thị địa chỉ theo thứ tự tiêu chuẩn của Việt Nam: Quốc gia – Tỉnh/Thành phố – Quận/Huyện – Số nhà.
  • Thêm quận/huyện vào các tỉnh thành Việt Nam.
  • Chuyển đổi 000 thành K (hoặc ký hiệu khác). Ví dụ: 50000 (VND) sẽ thành 50K (VND), hoặc 50 nghìn (VND).
  • Hỗ trợ đơn vị VND cho cổng thanh toán PayPal Standard.

2. Facebook Messenger

Phía dưới cùng của mỗi trang web bán hàng thường có một ô cửa sổ chat popup (bật lên). Đó chính là tính năng nhắn tin trực tiếp.

Facebook messenger hàng bằng website

Khách hàng có thể sử dụng khung chat đó để trao đổi thông tin với người bán. Cách này nhanh chóng và tiện lợi hơn so với gửi email hoặc điền biểu mẫu liên hệ. Nhờ tính năng chat trực tiếp, doanh thu của bạn có thể tăng lên đáng kể.

Plugin nhắn tin trực tuyến được dùng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook Messenger.

3. WPForms

WPForms là plugin tạo biểu mẫu tốt nhất cho WordPress. Bạn có thể dễ dàng tạo mọi loại biểu mẫu cho cửa hàng online như biểu mẫu liên hệ, khảo sát, đăng nhập, biểu mẫu đặt hàng thẻ quà tặng…

Plugin này có một trình tạo biểu mẫu trực quan mà bạn chỉ cần nhấp chọn, kéo và thả rất dễ dàng.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về cách thiết kế biểu mẫu liên hệ trong WordPress.

4. Các plugin SEO

Plugin SEO giúp cửa hàng của bạn dễ dàng lọt top kết quả của các công cụ tìm kiếm mà bạn không cần bất kỳ kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nào.

5. Google Analytics

MonsterInsights là plugin tốt nhất dành cho WordPress. Plugin này sẽ cho bạn biết khách hàng đến từ đâu và đang làm gì trên trang web của bạn.

Bạn có thể xem dữ liệu chuyển đổi và bán hàng trên website thông qua MonsterInsights và WooCommerce. Từ dữ liệu đó, bạn sẽ biết cách điều chỉnh chiến lược tiếp thị và phát triển việc buôn bán của mình sao cho hiệu quả.

6. Các plugin affiliate

Ultimate Affiliate Pro là plugin dành cho các bạn muốn thêm chương trình affiliate (tiếp thị liên kết) vào cửa hàng của mình. Các đối tác có thể giới thiệu sản phẩm của bạn cho nhiều người khác và hưởng hoa hồng trên mỗi đơn hàng thành công.

Plugin affiliate thường đi kèm với các tính năng như theo dõi affiliate, không mất phí giao dịch, phát hiện gian lận và có bảng quản lý chương trình tiếp thị liên kết cho người sử dụng.

7. Sản phẩm bổ trợ

Với WooCommerce Product, bạn có thể cung cấp nhiều tiện ích bổ sung như gói quà, tin nhắn đặc biệt, nâng cấp tính năng hoặc các lựa chọn đặc biệt khác cho sản phẩm.

Kiếm tiền online chỉ với việc tạo website bán hàng bằng WordPress

Sau khi tạo thành công một website bán hàng bằng WordPress, bạn nên quảng cáo nó cho nhiều người biết đến và mở rộng quy mô để bắt đầu kiếm tiền. Dưới đây, mình chia sẻ một số kỹ năng mà bạn rất nên học để phát triển dự án kinh doanh của mình:

Phễu marketing là gì?

1. Học SEO & viết blog

Ngoài bán dịch vụ và sản phẩm, bạn có thể sử dụng WordPress + WooCommerce để viết blog nữa.

Nếu có kiến thức cơ bản về SEO, bạn có thể nâng cao thứ hạng xuất hiện của trang web của mình trên Google.

Một số dạng bài blog được nhiều người đọc quan tâm là hướng dẫn cách làm, chia sẻ bí quyết, review về sản phẩm hoặc dịch vụ. Bạn nên ứng dụng các kỹ thuật SEO vào bài viết để đưa bài lên top tìm kiếm, giúp thu hút lượng khách ổn định truy cập trang web mỗi ngày mà không cần chạy quảng cáo.

2. Quảng cáo trên mạng xã hội

Bạn nên tạo tài khoản Facebook, Instagram, YouTube cho trang bán hàng bằng WordPress và duy trì đăng bài đều đặn hằng ngày.

Mới đầu chúng ta nên đăng vào nhiều thời điểm khác nhau để tìm ra khoảng thời gian lướt mạng xã hội của nhóm khách hàng tiềm năng mà ta muốn nhắm tới.

Bạn cũng có thể cân nhắc xem có cần chạy quảng cáo cho bài đăng không. Nhưng trước khi chạy, bạn nên nghiên cứu khái quát để chọn đúng độ tuổi, khu vực sinh sống và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu. Đôi khi chỉ cần bỏ ra vài đô la mỗi ngày là có thể mang đến cho bạn nhiều người mua mới.

3. Khuyến mãi

Nếu bạn muốn tạo chương trình khuyến mãi cho cửa hàng online thì có rất nhiều cách. Lựa chọn đơn giản nhất là giảm giá, giao hàng miễn phí bằng cách sử dụng phiếu giảm giá (coupon) được tích hợp trong WooCommerce.

Một lựa chọn khác là tặng quà (giveaway). Có nhiều contest plugin miễn phí để bạn sử dụng trong việc chạy quảng cáo trên trang web.

4. Bản tin email (Newsletter)

Nếu bạn muốn tạo ra một bản tin cập nhật về sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi đặc biệt và những dịch vụ khác cho khách hàng, hãy sử dụng MailChimp.

Ngoài ra còn có rất nhiều plugin miễn phí mà bạn có thể dùng để tích hợp MailChimp vào trang web của mình.

Với các sản phẩm mà có chủ đề nhạy cảm liên quan tới kiếm tiền online, tài chính, tiền tệ Mailchimp sẽ từ chối không cho gửi, bạn phải dùng Getresponse, đây cũng là 1 chương trình email marketing tốt mà Nhung đang xài cho kiemtienonlinehub. 

5. Affiliate (Tiếp thị liên kết)

Bạn có thể mời khách hàng đăng ký chương trình affiliate trên trang bán hàng, điều này sẽ giúp bạn có nhiều đơn hàng mà không tốn tiền marketing. Tự nhiên bạn sẽ có đội ngũ bán hàng (người làm affiliate) giúp bạn.

Khi khách hàng hay người làm affiliate giới thiệu sản phẩm của bạn với những người khác, họ sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công.

Chỉ khi thật sự có đơn đặt hàng thành công thì bạn mới phải trả hoa hồng cho những người tham gia chương trình tiếp thị liên kết. Như vậy, quảng cáo qua affiliate ít rủi ro hơn quảng cáo trên Google hoặc Facebook.

Cài đặt Affiliate siêu đơn giản với các plugin sau: Ultimate Affiliate ProAffiliatewp,…

6. Học khóa dạy kinh doanh online của kiemtienonlinehub

Bạn sẽ được học nguyên 1 quy trình dạy marketing online để áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực kinh doanh gì.

Cứ theo đúng những cách Nhung chỉ chắc chắn sẽ có rất nhiều đơn hàng và làm thành công. Nhiều học viên của Nhung đã kiếm được vài chục tới trăm triệu thêm/tháng sau khi học khoá học. Xem thêm kết quả học viên khoá kiemtienonlinehub

Trong khoá học bạn sẽ được chỉ từng thao tác:

  • Cách tạo website bán hàng bằng WordPress theo từng bước
  • Cách viết và tối ưu SEO content bán hàng ra đơn và triệu lượt truy cập.
  • Marketing 0 đồng và đa kênh từ website tới 5 kênh mạng xã hội.
  • Quay & chỉnh sửa video, phát triển youtube, tiktok, facebook, instagram, pinterest. Xây dựng thương hiệu trên mạng.
Các bài viết liên quan

Guide Kit Miễn phí

Khởi nghiệp kinh doanh online từ A-Z