Dropshipping là gì? Kinh doanh dropshipping như thế nào

Dropshipping là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nổi bật. Vậy dropshipping là gì, bắt đầu kinh doanh như thế nào và tìm nhà cung cấp ra sao? Trong bài viết này, mình sẽ giải đáp những thắc mắc đó để bạn cân nhắc xem phương pháp này có phù hợp với mình không.

Dropshipping là gì?

Dropshipping là hình thức bán hàng online  không cần lưu trữ hàng hoá. Bạn sẽ đóng vai trò trung gian giữa nhà cung cấp (người bán) và khách hàng. Nếu khách hàng quyết định mua từ cửa hàng online của bạn, bạn sẽ chuyển đơn hàng đó đến nhà cung cấp để họ trực tiếp vận chuyển sản phẩm đến người mua. Đây là một trong những ngành kiếm tiền online hiệu quả nhất trong mùa dịch COVID-19 vừa rồi.

Dropshipping là gì?

Kinh doanh dropshipping như thế nào?

Kinh doanh dropshipping tương đối dễ. Bạn chỉ cần xây dựng một cửa hàng online (website) để bán sản phẩm và không cần phải trữ hàng hoặc tự làm sản phẩm mà chỉ làm trung gian giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Lợi ích lớn nhất khi kinh doanh dropshipping là không phải lo lắng đến vấn đề tồn kho hoặc chi phí vận chuyển. Với mô hình này, nhà cung cấp (có thể là bên đơn vị sản xuất hoặc đại lý bán sỉ) sẽ cung ứng toàn bộ sản phẩm cho bạn bán trên cửa hàng online.

Bên cạnh đó, dropshipping còn có các lợi ích khác là:

  • Không có rủi ro mua hàng. Bạn chỉ phải thanh toán cho nhà cung cấp sau khi bán được hàng. Giá bán gồm chi phí đặt hàng, phí vận chuyển, các chi phí liên quan khác cộng thêm lợi nhuận mong muốn của bạn.
  • Không cần thuê nhân viên đóng gói và vận chuyển. Nhà cung cấp sẽ làm tất cả những việc này cho bạn.
  • Dễ dàng mở thêm nhiều cửa hàng vì bạn không phải lo lắng về chi phí thuê kho bãi hoặc hết chỗ để hàng.

Xem thêm cách tạo website bán hàng đơn giản bằng wordpress.

Những lưu ý khi kinh doanh dropshipping

  • Bạn sẽ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hoá, có thể xảy ra có thể do lỗi của nhà cung cấp khiến đơn hàng không được vận chuyển đến nơi hoặc hàng hoá bị hư hại. Tất cả các sự cố này sẽ tổn hại đến uy tín của bạn. Do đó phải luôn thỏa thuận rõ ràng với nhà cung cấp về chính sách bảo hành, đổi trả, thời gian vận chuyển và số lượng hàng có sẵn.
  • Bạn cũng phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề xảy ra với hàng hoá sau khi vận chuyển, ví dụ hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Các nhà cung cấp thường hợp tác với nhiều cửa hàng online, làm tăng mức độ cạnh tranh. Với cùng loại sản phẩm, những cửa hàng khác có thể bán giá thấp hơn bạn nhưng dĩ nhiên đổi lại, lợi nhuận cũng ít đi.
  • Kiểm tra cẩn thận xem sản phẩm bạn bán có vi phạm bản quyền của người khác không. Nếu bạn bán hàng giả, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với pháp luật.

Bắt đầu kinh doanh dropshipping như thế nào?

Bước đầu tiên, bạn cần tìm sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế khó hơn bạn nghĩ đấy.

Sau khi tìm hiểu kỹ và chọn được sản phẩm, bạn cần liên hệ với nhà sản xuất. Dù nhà sản xuất thường chỉ bán với số lượng lớn nhưng bạn cần thu thập một danh sách nhiều đại lý bán sỉ hoặc gửi sản phẩm mẫu.

Tiếp theo, bạn hãy liên hệ với các đại lý trong danh sách và tìm ra đơn vị nào phù hợp nhất để hợp tác.

Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm sản phẩm để kinh doanh dropshipping, bạn có thẻ tham khảo thông tin từ các nhà cung cấp và các sàn thương mại điện tử. Một số chợ online thì miễn phí nhưng hầu hết đều tính phí.

Ngoài ra, bạn có thể xem những triển lãm thương mại. Các nhà sản xuất thường trưng bày sản phẩm ở đó nên đây là cơ hội để tìm ý tưởng về sản phẩm và tìm kiếm đối tác tốt trong kinh doanh dropshipping.

Bạn cũng nên trao đổi thông tin với các những người bán hàng online khác, bất kể họ có dropshipping hay không. Hội chợ thương mại, những sự kiện xã giao, diễn đàn trên internet hoặc các nhóm Facebook liên quan chính là nơi tương tác, thảo luận khá sôi nổi.

Bí quyết kinh doanh dropshipping: Trước khi chính thức bán hàng, bạn phải đảm bảo các sản phẩm đạt đúng chất lượng như đã hứa bằng cách tự đặt hàng và kiểm tra kỹ lưỡng. Như vậy, bạn sẽ gia tăng mức độ hài lòng của người mua, chụp hình và quay video chứng thực chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, bạn cũng nên tự tìm hiểu về các xu hướng mới và thử nghiệm nhiều chiến lược tiếp thị mới (ví dụ như mời influencer – những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng giới thiệu sản phẩm hoặc xây dựng kênh Youtube để quảng cáo).

Một vấn đề quan trọng không kém là hợp tác và trao đổi với đại lý hoặc nhà sản xuất về những sản phẩm mà bạn quyết định bán. Hãy đặt nhiều câu hỏi, kiểm tra hoặc dùng thử sản phẩm thật cẩn thận để giành được ưu thế cạnh tranh và được ưu tiên xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Trong nhiều trường hợp, bạn cũng cần trực tiếp đến địa điểm sản xuất để xây dựng mối quan hệ với nhà sản xuất và đội ngũ làm ra sản phẩm.

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp dropshipping

Nếu chọn kinh doanh dropshipping, yếu tố đầu tiên bạn cần đó là những nhà cung cấp tốt vì suy cho cùng, họ sẽ quyết định sự thành bại của việc làm ăn này. Sản phẩm có đảm bảo chất lượng và có được vận chuyển đến khách hàng đúng hạn không đều phụ thuộc và đơn vị cung cấp.

Khi lựa chọn nhà cung cấp dropshipping, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

1. Danh mục hàng hoá đa dạng và luôn có sản phẩm mới

Có một số nhà cung cấp chuyên về những thương hiệu nhất định và các nhà cung cấp khác kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Tuỳ vào sản phẩm muốn bán, bạn sẽ quyết định hợp tác với ai.

Nếu chọn đại lý cung cấp tất cả các loại sản phẩm, bạn sẽ dễ mở rộng cửa hàng và khi muốn bán dòng sản phẩm mới, bạn cũng không cần tìm đối tác cung cấp khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn một tổ chức năng động nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới nhất và liên tục cập nhật danh mục hàng hoá. Việc bán hàng online phụ thuộc nhiều vào thị hiếu ngắn hạn, những sản phẩm hot đình đám nhưng cũng nhanh lỗi thời.

2. Nhiều tùy chọn đồng bộ hoá

Một trong những yếu tố quan trọng khi hợp tác với các nhà cung cấp là hai bên phải đồng bộ các hoạt động quan trọng như: đặt hàng, cập nhật danh mục hàng hoá, tình trạng hàng trong kho, tình trạng vận chuyển sản phẩm,…

Một cách thường được sử dụng là cập nhật trên các tệp CSV nhưng giải pháp này rất tốn thời gian và phải làm thủ công khá nhiều nên nhiều đại lý bán lẻ không chọn cách làm này.

Một số nhà cung cấp khác sử dụng công nghệ để đồng bộ hóa, ví dụ như dùng API (giao diện lập trình ứng dụng) để hoạt động thống nhất với các cửa hàng online.

3. Dịch vụ khách hàng chất lượng

Hãy kiểm tra tình hình kinh doanh của các nhà cung cấp xem có thuận lợi và minh bạch không.

Ngoài ra, bạn cần xem cách phản hồi của họ đối với những tình huống như hàng hoá bị lỗi, quy trình đổi trả và huỷ đơn có được xử lý ổn thỏa không.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ và dịch vụ chăm sóc cá nhân cũng là một điểm cộng rất lớn.

4. Nhiều hình thức vận chuyển

Với mô hình dropshipping, bạn sẽ dễ dàng bán hàng trên khắp thế giới hơn là kinh doanh theo cách truyền thống.

Nếu nhà cung cấp của bạn có thể giao hàng đến nhiều quốc gia thì bạn chỉ cần quan tâm đến việc bán hàng mà không cần lo lắng về vấn đề rào cản địa lý. Nhung khuyên bạn nên tìm nhà cung cấp nào hợp tác với nhiều đơn vị vận chuyển để giúp bạn bán hàng trên phạm vi quốc tế.

Tuy nhiên, việc bán hàng ở quốc gia khác sẽ cần đầu tư thêm chi phí và công sức, chẳng hạn bạn cần dịch trang web ra tiếng bản địa và xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp với sự khác biệt văn hoá.

5.  Cung cấp dịch vụ đổi trả nhanh chóng

Đổi trả hàng là một quy trình quan trọng trong bán hàng online nên cần phải lên kế hoạch kỹ càng. Nếu đơn hàng của khách xảy ra vấn đề, nhà cung cấp của bạn phải đưa ra giải pháp kịp thời.

Hãy tìm các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu này để mang lại sự thoải mái, hài lòng cho khách hàng và bạn không phải tốn nhiều công sức giải quyết.

Mục lục đọc nhanh
Các bài viết liên quan

Guide Kit Miễn phí

Khởi nghiệp kinh doanh online từ A-Z